ĐẢO PHÚ QUÝ – BÌNH THUẬN
Đã từ lâu ,đảo Phú Quý trở nên rất quen thuộc với nhiều người qua sử sách xưa dưới nhiều tên gọi: Cổ Long,Thuận Trịnh, Cù Lao Khoai Xứ, Cù Lao Thu... Từ năm Thiệu Trị thứ 4 (1844) vì tiềm năng kinh tế dồi dào và số lượng đặc sản đáng kể biệt nạp cho Triều Đình Huế, đảo được đổi tên từ Tổng Hạ sang Tổng Phú Quý trực thuộc huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận.
Tuy là một hòn đảo nằm biệt lập giữa trùng dương nhưng dấu tích phát hiện được cho thấy đảo đã được khai phá tạo nên cuộc sống ở đảo từ rất sớm. Trong quá trình khai thác đá quánh, nhân dân đã tìm thấy những mộ vò lớn. Trong mộ có chôn theo một số công cụ lao động như rìu, bôn và cả những chiếc vòng đeo tay bằng đá với kỹ thuật chế tác rất tinh xảo. Điều này phù hợp với những giai thoại được lưu truyền rằng trước khi có sự khai phá thiên nhiên của những con người từ lục địa, ở đây đã có một giống Người Thượng sinh sống bằng nghề hái lượm và bắt cá ven biển. Trải qua những biến thiên của lịch sử, Phú Quý là nơi hội tụ của nhiều luồng dân di cư từ lục địa ra với nhiều thành phần dân tộc khác nhau. Trong đó người Kinh là đông đảo nhất.
Sự tích công chúa Bàn Tranh chứng tỏ Người Chăm cũng đã có mặt ở đảo này. Sự tích kể rằng: Bàn Tranh là một công chúa xinh đẹp người chăm, vì chống lệnh vua cha nên bị kết tội phản nghịch nên bị kết đày ra đảo.
Phú Quý trong một thời gian dài đã sống trong điều kiện khép kín tự cung tự cấp với những hoạt động kinh tế như trồng trọt, đánh bắt Hải Sản ,một số ngành nghề thủ công như dệt vải, đan võng, ép dầu... Trong đó, ngư nghiệp đóng vai trò chủ đạo
Ngày 27-4-1977, huyện đảo Phú Quý chính thức được thành lập theo Quyết định số 329-CP của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở đảo Phú Quý, khi đó thuộc tỉnh Thuận Hải gồm 3 xã: Long Hải, Ngũ Phụng, Tam Thanh.
Ngày 26-12-1991, tỉnh Thuận Hải được tách thành 2 tỉnh là Bình Thuận và Ninh Thuận, huyện đảo Phú Quý trực thuộc tỉnh Bình Thuận.
Lý do khám phá đảo Phú Quý:
Từ TP.HCM đến Cảng cá Phan Thiết 3,5 giờ , rồi đi tàu cao tốc khoảng 2,5 tiếng ra đảo Phú Quý.
Đảo Phú Quý còn nguyên nét hoang sơ của 1 quần đảo với cảnh sắc yên bình, nước biển trong vắt, Bãi cỏ xanh rì, song biển rì rào.những bãi tắm rất đẹp còn vắng người do chưa được khám phá về nó. nơi cột mốc đánh dấu huyện, đảo của Việt Nam.
Được ngắm bình minh và hoàng hôn ngay tại biển, đẹp và lãng mạn khó tả.
Được tham quan những di tích lịch sử có từ xa xưa: như chùa Linh Sơn, Gành Hang, Đại Môn Mộ Thầy.
Người dân sống trên đảo rất hiền lành, chân chất, họ rất mến du khách đến thăm quan du lịch, biết đến đời sống dân chài lưới, dân biển đậm chất dân dã .
Với sự xô bồ của Thành phố phồn hoa đô thị, với những gánh nặng cơm áo gạo tiền, với không khí ngột ngạt khói bụi , kẹt xe, vâng vâng và vâng vâng, hãy “ quẳng gánh lo đi: cùng vác balo cùng bạn bè, gia đình, khám phá quần đảo Phú Quý , nơi yên bình,cảnh sắc đẹp, dân quê ,thắm đượm tình người. mà cũng không xa mấy Sài Gòn này.
· Hải sâm được nhiều người ưa thích nhất và được phục vụ trong các bữa tiệc. Hải sâm còn là nguồn lợi xuất khẩu.
· Da cá mú bônghấp các vị thuốc bắc gồm đại táo, câu kỷ, mộc nhĩ, bá hạp, hột sen và một ít bún song thăng, gia thêm ngũ vị hương.
· Cua huỳnh đế đặc sản của vùng biển Bình Thuận, nhất là tại Phú Quý. Cua huỳnh đế có màu đỏ hồng, mai hình vuông, càng và que ngắn. Ðặc biệt, đầu cua dài và có nhiều râu. cua huỳnh đế nhiều nhất là tháng 12 Âm Lịch, Tôm hùm vá cá thu cũng có nhiều tại Đảo Phú Quý với giá phải chăng và rất tươi ngon,
· Ốc vú nàng ốc mặt trăng...