ĐỨC MẸ TÀ PAO
Tà Pao" là tên đặt theo tiếng của dân tộc K’Ho có nghĩa là "Một giấc mơ đẹp" ("Tà": đẹp theo nghĩa linh thiêng, "Pao": giấc mơ). Nhưng nếu được viết hoặc phát âm là "Tàmpao" thì có nghĩa là "Suối mơ".
Năm 1959, Lễ kính Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội được tổ chức rất long trọng tại các Giáo phận Miền Nam Việt Nam kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức được gọi là Đại HộI Thánh Mẫu Toàn Quốc.
Dịp này, tổng thống Ngô Thời Diệm- một người theo đạo Công Giáo - chỉ thị cho Phủ Tổng uy dinh điền xây dựng năm tượng đài Đức Mẹ ở Miền Trungn, Miền Nam và Đức Mẹ Tà Pao (ở Bình Tuy nay thuộc Bình Thuận).
Hiện tượng về bức tượng Đức Mẹ Tà Pao hiện ra và bay về phía bên kia núi.
Ngày 29 tháng 09 năm 1999, lễ các Tổng lãnh thiên thần một số Giáo dân vùng Phương Lâm và phụ cận, sau đó là các vùng Dốc Mơ, Gia Kiệm,Hố Nai rồi Sài Gòn tuôn đổ về vùng giáp ranh giữa Phương Lâm và Tánh Linh với ước muốn được tận mắt chứng kiến hiện tượng lạ như lời kể của ba em học sinh ở Phương Lâm trước đó. Các em cho rằng đã thấy Đức Mẹ hiện ra và bay về phía bên kia núi.
Kể từ đầu năm 2000,nhiều đoàn người đổ xô về núi Tà Pao để hành hương. Từ đó đến nay, nhiều người Công giáo đã tường thuật lại nhiều câu chuyện lạ và ơn lạ xung quanh bức tượng Đức Mẹ Tà Pao.
Hiện nay, tượng Đức Mẹ Tà Pao và khu vực khuôn viên đã được Chính quyền tỉnh Bình Thuận cho phép Tòa Giám mục Phan Thiết tiến hành trùng tu với hai hạng mục: xây dựng lễ đài và xây dựng bậc cấp để lên núi. Lễ đài được xây dựng trên nền cũ với diện tích 200m² còn bậc cấp được xây mới dài 250m, rộng 2m, trên 400 bậc, nhằm mục đích phục vụ khách hành hương thuận tiện khi lên núi viếng Đức Mẹ. Công trình được khánh thành vào ngày 13 tháng 05 năm 2007 (ngày 13 hàng tháng vẫn thường có thánh lễ do Giám mục giáo phận Phan Thiết cử hành trên núi hoặc dưới chân núi) và chính thức có tên gọi Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Tà Pao. Năm 2009, Giáo phận Phan Thiết tổ chức "Năm Thánh Đức Mẹ Tà Pao" để kỉ niệm 50 năm khánh thành bức tượng. Sự kiện này thu hút rất đông khách hành hương đến khu vực này mỗi tháng.
Tàpao ơi hãy vui mừng, hãy hãnh diện vì có Mẹ Thiên Chúa đang ngự nơi đây.
Từ hơn 5 năm qua, khách hành hương đến với Mẹ Tàpao ngày một đông thêm. Điều đó chứng tỏ đã có biết bao người, lương cũng như giáo, trong nước cũng như ngoài nước được Mẹ Tàpao nhậm lời và cầu bầu cho ơn hồn - xác. Nhiều chứng nhân đã được kể lại, những lời khấn, những lời tạ ơn và những lời chân thành được viết trên những trang giấy đơn sơ mộc mạc gởi vào các thùng xin khấn.
Đường hành hương là đường thánh giá. Từ chân núi lên tượng Mẹ biết bao là khó khăn vất vả. Đường lên dốc, đất đá trơn trượt phải bám từng bước mà leo. Đường xuống núi trơn tuột phải ghì từng bước chân mà bước. Dù mưa gió, dù tối tăm khách hành hương vẫn đến với Mẹ nguyện cầu.
Một trung tâm hành hương là nơi Đức Mẹ đã chọn để gặp gỡ con cái Mẹ cách đặc biệt. Chính nơi đây, tình thương Chúa được tỏ bày qua bàn tay dịu hiền của Mẹ. Nơi đây, Đức Mẹ tiếp tục sứ vụ của Con Mẹ là “Loan báo Tin mừng cho người nghèo” (Lc 4,18), Đức Mẹ tiếp nối thông điệp tình thương “ Hỡi những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Tôi, Tôi sẽ cho nghĩ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28).
Tàpao không phải là địa điểm do con người tạo ra. Tàpao là nơi Mẹ chọn để mọi người từ muôn phương đến được Mẹ bồi dưỡng bằng ơn lành hồn xác. Một khi đã đón nhận những ân ban, người ta được Mẹ mời gọi cải thiện đời sống, sống theo Tin mừng.
Đến với Mẹ Tàpao, hãy tin tưởng và noi gương Mẹ, sống bác ái yêu thương.
Đến với Mẹ Tàpao, hãy siêng năng lần hạt như Mẹ dạy.
Đến với Mẹ Tàpao, sau khi đã thực hiện lời Mẹ dạy, sẽ không về không.